Nguyên nhân gây bệnh gout
Bệnh gout nguyên phát:
- Là bệnh gắn liền với các yếu tố di truyền và cơ địa, những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
- Nam giới thường mắc bệnh này nhiều hơn phụ nữ. Bệnh Gout ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Bệnh gout thứ phát:
Acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :
- Thói quen ăn uống Chế độ ăn uống chiếm khoảng 12% nguyên nhân của bệnh gút, sử dụng nhiều thức uống có cồn. Đồ uống có hàm lượng đường cao, thức ăn có chứa nhiều đạm (thịt bò, hải sản).
- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
Triệu chứng bệnh gout
- Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng).
- Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.
- Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).
Triệu chứng điển hình của bệnh gout bao gồm:
- Tăng acid uric huyết (hàm lượng acid uric trong máu cao)
- Tinh thể acid uric trong dịch khớp
- Nhiều cơn đau do viêm khớp cấp tính
- Viêm khớp phát triển trong 1 ngày, dẫn đến khớp bị sưng, tấy đỏ và nóng lên
- Các cơn đau do viêm khớp chỉ ở một khớp, thường là ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
Biến chứng của bệnh gout
Bệnh gout rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác và nếu điều trị không đúng cách, không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm:
- Tổn thương xương khớp: Các khớp xương bị hủy hoại nghiêm trọng, bênh nhân có thể mất khả năng di chuyển. Các hạt tôphi bị vỡ loét khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp, gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
- Suy thận, sỏi thận: Theo thống kê, 10-15% bệnh nhân gout có những tổn thương tại thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Bên cạnh đó, nồng độ acid uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Chính những tổn thương này là lý do khiến bệnh nhân gout dễ mắc suy thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gout nên đã gây độc cho thận (probenecid, sulfinpyrazone, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, corticoid, colchicin…) khiến nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận.
- Ngoài ra bệnh gout còn làm tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Quốc Tế Việt Đức hoặc gọi Hotline : 0938.429.156
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!