Một trong những bệnh thoái hóa khớp gây sự bức bối khó chịu nhất đối với bệnh nhân đó là gai xương gót chân, nó tạo cho người bệnh cảm giác ám ảnh, như có một cái gai tồn tại bên trong cơ thể mình.
Gai xương gót chân là gì ?
Thật ra gai xương gót chân là hiện tượng viêm cân gan chân (plantar fasciitis). Cân gan chân là một dải gân xơ bám từ xương gót đến các chỏm xương bàn. Nó có tác dụng duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, khiến cho bàn chân có được độ nhún.Nó làm giảm nhẹ lực đè ép lên đau gót chân khi đứng, khi đi lại có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất là do gai xương gót chân.
Bàn chân bạn có một lớp cân (gân) bám từ xương gót kéo dài ra năm ngón, khi vận động chạy nhảy, nơi bám của lớp cân này tại xương gót chịu một lực căng rất lớn. Do nhiều nguyên nhân chỗ bám này bị suy yếu, viêm mãn tính, rồi ngấm đọng chất canxi nên khi chụp X-Quang thấy có nốt vôi hóa chỗ đầu cân bám vào xương gót.
Nguyên nhân triệu chứng gây gai xương gót chân
- Sáng sớm ngủ dậy, người bệnh bước chân xuống giường thấy đau thốn dưới gót như bị kim đâm. Sau đó đi vài bước hoặc vận động một lúc thì thấy hết đau. Tuy nhiên cũng có người đau suốt cả ngày, cứ ngồi nghỉ một lúc đứng dậy là có cảm giác thốn khó chịu dưới gót.
- Nếu lấy ngón tay ấn dưới đế gót lệch nhẹ vào trong sẽ có cảm giác đau thốn. Khi đi chụp phim X-quang nhiều người thấy có hình ảnh một chồi xương nhọn ở dưới xương gót, bác sĩ chẩn đoán là gai xương gót, phù hợp với cảm giác kim đâm dưới gót.
- Những triệu chứng này tạo ra một ám ảnh đối với người bệnh: trong cơ thể mình, dưới gót chân có một cái gai. Sự lo lắng tăng dần khi uống thuốc không thấy giảm. Vì thế có nhiều người bệnh tìm gặp bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình, xin mổ cắt bỏ gai xương gót chân.
- Thật ra gai xương gót chân là hiện tượng viêm cân gan chân (plantar fasciitis). Cân gan chân là một dải gân xơ bám từ xương gót đến các chỏm xương bàn. Nó có tác dụng duy trì độ cong sinh lý của bàn chân, khiến cho bàn chân có được độ nhún. Nó làm giảm nhẹ lực đè ép lên bàn chân khi vận động.
- Vì nó nằm giữa hai mặt phẳng cứng là xương gót và mặt đất, chính vì thế những người thường xuyên đi, đứng, chạy nhảy nhiều, nhất là bằng chân không, hay mang giày dép đế cứng, sẽ dễ bị tổn thương.
- Bệnh viêm cân gan chân hay xảy ra trên những người từ 40-70, mập, hoạt động, đi lại nhiều. Riêng ở phụ nữ trung niên, viêm cân gan chân thường gặp ở những người có tiền sử bệnh viêm khớp dạng thấp, mang giày gót cao và nhọn, hoặc dép bằng, ít vận động thể dục thể thao hoặc vận động nhiều quá mức. Tất cả những yếu tố đó làm dải gân xơ mất dần đi sự co giãn mềm dẻo bình thường mà trở nên chai cứng, có khi còn ngấm đọng chất vôi gọi là viêm gân cốt hóa.
- Từ đó có thể giải thích cho những hình ảnh X-quang có những chồi xương gót dài và nhọn. Tuy nhiên có những người chụp phim X-quang có chồi xương gót nhưng họ hoàn toàn không hề đau gót. Điều này chứng tỏ gai xương không phải là nguyên nhân gây đau gót cho người bệnh.
Trên đây là những nhận định của bác sĩ chuyên khoa bệnh xương khớp thuộc Phòng Khám Quốc Tế Việt Đức
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Quốc Tế Việt Đức hoặc gọi Hotline : 0938.429.156
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!